3:02:07 AM Đôi nét về tác giả Phạm Phong | |
Kỷ lục gia, Tiến sĩ, Nhà nghiên cứu, Võ sư Phạm Đình Phong sinh ngày 18 tháng 10 năm 1952, tại quê hương đất võ An Nhơn, Bình Định - miền đất nổi tiếng về võ nghệ, đâu đâu cũng có phong trào học võ và luyện võ: "Ai về Bình Định mà coi/Con gái Bình Định múa roi đi quyền" nên ngay từ tấm bé Võ sư Phạm Đình Phong đã có niềm đam mê võ thuật, là môn sinh ưu tú của Nghĩa Hiệp Phái vùng An Nhơn, được trui rèn trong môi trường võ thuật, nơi không chỉ rèn luyện thể chất và tinh thần, mà còn giúp ông thêm hiểu biết và yêu mến truyền thống võ học vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nên khi lớn lên ông đã am tường, thông hiểu, luyện tập thuần thục nhiều tiêu thức, nhiều đòn thế, và quyền thảo của trường phái Võ Bình Định - danh tiếng lừng lẫy, cũng như nhiều bộ môn Võ cổ truyền dân tộc Việt Nam khác. Sau ngày giải phóng, ông làm việc trong ngành Thể thao, nguyên Phó giám đốc Sở Thể dục - Thể thao Bình Định, kiêm Phó chủ tịch Liên đoàn Võ Thuật cổ truyền Việt Nam, Giám đốc Trung tâm UNESCO Bảo tồn – Phát triển Văn hóa - Thể thao dân tộc Việt nên có nhiều cơ hội gắn bó với võ thuật. Từ lâu, ông đã được biết đến là một võ sư tích cực hỗ trợ phóng viên báo đài về mặt tư liệu và thông tin võ học cổ truyền, là người đầy nhiệt huyết, đi đầu trong công tác duy trì và bảo tồn võ thuật tỉnh nhà, ông luôn vận động, xây dựng, phát triển phong trào võ thuật tại cơ sở. Ông không ngừng trăn trở vì nền võ dân tộc đang dần mai một, các làng võ dần biến mất, các tư liệu quý dần thất lạc theo thời gian, nếu không kịp thời chấn hưng bảo tồn thì e rằng trong thời gian ngắn nữa sẽ không còn khi các võ sư lớn tuổi qua đời. Nhận ra việc bảo tồn văn hóa dân tộc là điều cấp bách trước nguy cơ nền văn hóa dân tộc bị pha tạp, vì thế, cuối năm 2000, ông xin thôi chức để tập trung sưu tầm nghiên cứu võ học. Với kinh nghiệm trong công tác quản lý văn hóa thể thao, ông vào công tác tại báo Thể thao Việt Nam với các bút danh Đình Phong, Duyên Anh, Phạm Đình. Một thời gian dài võ cổ truyền không được chú trọng, ông đi gõ cửa nhiều nơi thỉnh đạt những ý kiến mong được quan tâm để cùng chấn hưng dòng võ dân tộc. Bên cạnh đó, ông tự bỏ kinh phí đi khắp nơi từ Nam ra Bắc để nghiên cứu, đúc kết, sưu tầm những tư liệu, những di chỉ và tài liệu quý của võ dân tộc để xây dựng những kế hoạch phát triển nâng tầm Võ Việt Nam. 40 năm làm trong ngành văn hóa thể thao, ông đã đi khắp miền đất nước tìm hiểu võ thuật cũng như giành hết tâm huyết để chấn hưng nền võ học cổ truyền nước nhà. Tâm nguyện lớn nhất của ông là mong sao trước lúc qua đời được nhìn thấy Võ cổ truyền Việt Nam trở thành quốc võ như thời hoàng kim cách đây hơn 200 năm của nhà Tây Sơn. HPL- th | |
|
Total comments: 0 | |